Giải chấp là gì? Thủ tục giải chấp ngân hàng năm 2020.
Giải chấp là gì? Thủ tục giải chấp ngân hàng năm 2020.
Khách hàng đang vay thế chấp ngân hàng khi đến kỳ hạn trả gốc và lãi thì cần thanh toán đầy đủ với ngân hàng để giải chấp tài sản, tránh việc tài sản bị đem ra đấu giá phát mãi. Vậy giải châp ngân hàng là gì? Điều kiện và thủ tục giải chấp như thế nào? Hãy cùng ALO VAY 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giải chấp là gì?
Giải chấp (giải chấp ngân hàng) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ (đã thanh lý hợp đồng vay). Vì vậy, việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng.
Khoản vay được thẩm định và đánh giá đúng phải được giải chấp (thanh lý đúng hạn). Việc thanh lý không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay đồng thời ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.
Hầu hết các khoản vay có tài sản bảo đảm đều không đúng khả năng tài chính trong phương án vay vốn ngân hàng nhất là các khoản vay ngắn hạn. Điều này dẫn đến khó trả nợ gốc đúng hạn, giải chấp, thanh lý đúng hạn.
Khi nào cần giải chấp ngân hàng?
Những trường hợp khách hàng đang vay ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và được đảm bảo bằng sổ đỏ, sổ hồng. Một số trường hợp khác, khách hàng lấy sổ đỏ ra giải chấp đó là:
- Bán nhà giải chấp ngân hàng.
- Bán ô tô, xe hơi.
- Vay ngân hàng khác.
- Vay chính tại ngân hàng cũ.
Hậu quả của việc không giải chấp ngân hàng đúng hạn.
Người vay:
- Ghi nhận thông tin CIC (Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng) về khoản nợ quá hạn của mình – Kiểu lý lịch tín dụng “bị xấu” ảnh hưởng các khoản vay sau này…
- Bị phạt quá hạn và liên tục được ngân hàng gọi điện, gửi thông báo, đến nhà…
Ngân hàng cho vay:
- Tài sản vay thế chấp sẽ được đem ra định giá lại và phát mại.
- Ngân hàng nhà nước buộc trích dự phòng cho khoản vay – làm giảm thu nhập của đơn vị cho vay. Và nếu tỷ lệ này quá cao sẽ được ngân hàng nhà nước kiểm soát đặc biệt.
Thủ tục giải chấp ngân hàng.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với ngân hàng, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau để giải chấp ngân hàng:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (01 bản chính).
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (01 bản chính).
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp (01 bản chính).
- CMND của bên thế chấp.
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, anh có thể nộp bộ hồ sơ này tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, nếu chưa thành lập chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì anh có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Lúc này, cơ quan có thẩm quyền sẽ:
- Kiểm tra tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và lập phiếu hẹn trả kết quả;
- Xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận và xóa đăng ký trong sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật;
- Chứng nhận việc xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu xóa đăng ký;
- Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký.
🔸 Tìm hiểu thêm: Đáo hạn là gì? Những thông tin cần biết về đáo hạn.
Trên đây là những thông tin mà tất cả các khách hàng vay cần nắm vững về giải chấp ngân hàng là gì cũng như những thủ tục giải chấp ngân hàng hiện nay. Để được hỗ trợ đáo hạn, giải chấp tài sản, giải chấp sổ đỏ nhanh nhất hãy liên hệ trực tiếp với Alo Vay 247 ngay hôm nay qua Hotline 028 9999 1080 để được tư vấn miễn phí.