Thủ tục và thời gian giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng mới nhất
Thủ tục và thời gian giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng mới nhất
Giải chấp sổ đỏ được xem là hình thức phổ biến và mang đến hướng giải quyết nhanh nhất cho những đối tượng có nhu cầu vay vốn đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ tín dụng tại các hệ thống ngân hàng. Vậy để thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ cần những gì và cụ thể ra sao? Dưới đây là câu trả lời cho bạn.
Giải chấp sổ đỏ là gì?
Giải chấp (hay còn gọi giải chấp ngân hàng) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ. Vì vậy việc giải chấp là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng. Người vay phải thanh lý đúng hạn, việc thanh lý không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay sau này đồng thời ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.
Giải chấp sổ đỏ là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ, khi người vay trả hết nợ gốc tại ngân hàng.
Khi bắt đầu thế chấp sổ đỏ để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó thì người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Đồng thời khi kết thúc việc thế chấp sổ đỏ thì người sử dụng đất cũng phải thực hiện đăng ký thế chấp trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất. Như vậy, xóa đăng ký thế chấp là một trong các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm. Cụ thể:
Theo đó, khi thuộc các trường hợp sau thì người sử dụng đất được thực hiện thủ tục giải chấp:
- Chấm dứt việc thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thay thế biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất bằng biện pháp bảo đảm khác như:
- Thay thế quyền sử dụng đất bằng tài sản có giá khác để thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm
- Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm. Khi thuộc các trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm sau khi đã hoàn tất thủ tục thông báo cho bên bảo đảm.
-
Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
-
Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
-
Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
-
Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
-
Theo thỏa thuận của các bên.
🔸 Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải chấp ngân hàng năm 2020.
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện?
- Các văn phòng đất đai hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa sẽ có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
- Cơ quan có thẩm quyền xóa thế chấp là văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh của văn phòng này.
Thủ tục giải chấp ngân hàng.
Nếu bạn đã thanh toán khoản nợ tài chính với ngân hàng, sau đây là những giấy tờ mà khách hàng cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền khác (bản chính).
- Chứng minh nhân dân của người thế chấp (bản chính).
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký giải chấp sổ đỏ.
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên cho thế giấp (trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp).
- Văn bản uỷ quyền cho trường hợp người yêu cầu đăng ký là người uỷ quyền (chỉ cần bản sao chứng thực).
Nếu bạn đã hoàn thiện các giấy tờ như trên hãy nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đất đai và tiến hành thủ tục cần thiết:
Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hồ sơ đảm bảo nó hợp lệ và đưa phiếu hẹn ngày trả kết quả.
Bước 2: Xóa đăng ký bên giấy chứng nhận và sổ địa chính.
Bước 3: Chứng nhận xóa đăng ký giải chấp vào đơn.
Bước 4: Trả kết quả cho người đưa đơn.
Thời gian giải chấp sổ đỏ là bao lâu?
Theo quy định từ pháp luật nhà nước Việt Nam, khoảng thời gian giải chấp sổ đỏ sẽ dao động từ 15 đến 48 giờ từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đã được thẩm định hợp lệ.
Và trách nhiệm để giải chấp sổ đỏ sẽ thuộc về văn phòng đăng ký đất đai tại khu vực khách hàng tiến hành vay vốn thế chấp và yêu cầu giải chấp sổ đỏ từ ngân hàng cho vay.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về thời gian giải chấp sổ đỏ (xóa thế chấp sổ đỏ) cũng như bộ hồ sơ, thủ tục để giải chấp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ALOVAY247 để được tư vấn miễn phí!